Nguyễn Sinh quê ở Ô Môn, Phong Dinh, đậu tú tài xong xin mẹ cho lên Sài Gòn tìm kế mưu sinh, vừa tiếp tục ăn học vừa có tiền phụng dưỡng mẫu thân.
Đất Sài Gòn người đông việc ít, muốn có một việc làm hái ra tiền khá, Nguyễn Sinh phải biết thủ tục đầu tiên là phải chịu tốn kém, nên đành chịu khó ngày ngày theo đám thanh niên làm những công việc lao động nặng nhọc. Đồng lương hạn chế, giá sinh hoạt đắt đỏ nên Nguyễn Sinh chỉ đủ trả tiền ăn, tiền trọ qua thời buổi khó khăn cũng đã mừng rồi. Tiền gởi về cho mẹ khi có khi không, lo`ng buồn vô hạn, nên chàng đâm ra sầu muộn, ưu phiền đàn đúm nhậu nhẹt với bè bạn.
Một tối thứ bảy cuối tháng, lãnh xong tiền lương, Nguyễn Sinh định dành một ít sáng hôm sau gởi về giúp mẹ nhưng bất ngờ có hai bạn thân đến rủ đi nhậu lẩu dê. Từ chối sợ mích lòng vì bạn vốn là người từng nâng đỡ dẫn dắt đi tìm việc làm, Nguyễn Sinh đành ép bụng theo bạn đến Ngã Bảy lai rai ít ly. Nào ngờ rượu vào càng lúc càng hứng khởi, hai bạn rủ Sinh đi tìm hoa lạc xóm bụi đời bình dân. Chếnh choáng trong men nồng, Sinh sẳn tiền gật đầu đồng ý theo bạn cho biết mùi kỹ nữ.
Họ kéo nhau lên tận xóm Nhị Tỳ Phúc Kiến. Băng qua mấy dãy nhà lá lụp xụp, đèn đóm hiu hắt, đêm hôm khuya khoắc gió lộng tư bề, Nguyễn Sinh cảm thấy lành lạnh cơ thể, kẹp sát tay che ngực mà vẫn run rẩy cả người. Hai bạn cười chế diễu gà chết nuốt dây thun, Nguyễn Sinh tự ái, thay vì vào nếm mùi hương phấn phụ nữ yêu hoa, anh lặng lẽ bỏ ra về, mặc cho hai bạn say sưa hoan lạc xác thịt.
Nhưng đâu ngờ trời tối đen như mực, hẻm nhỏ quanh co, Nguyễn Sinh đi mãi vẫn chưa ra tới đường lộ. Càng đi gió lạnh càng thổi se sắt tê tái cả da thịt. Rượu thấm sâu vào người, mắt lim dim ngủ gà ngủ gật chỉ chực mong mau về tới nhà đánh một giấc cho đã, mà Sinh nào đã ra được khỏi xóm. Ngang qua một ngôi nhà mồ khá lớn, nhìn vào thấy mộ đá phẳng phiu trơn láng, sẳn cơn buồn ngủ kéo đến chĩu nặng mặt, Nguyễn Sinh chui tọt vào, bất chấp ma quỉ, chẳng buồn sợ người chết quở phạt, chàng ta thản nhiên leo lên, lăn người nằm dài ra, và chỉ một lát sau đã ngáy say sưa.
Nguyễn Sinh mơ màng chìm vào giấc ngủ, chợt thấy một cô gái trạt tuổi mình từ ngoài xăm xăm đi vào, lôi tay kéo dậy, miệng cười duyên, liếc mắt sáng như hai ví sao, mở lời :
– Dậy đi, thấy anh say rượu mà nằm phơi mình sương giò lạnh lẽo thế này lỡ trúng phong ngộ cảm nguy hiểm vô cùng… Theo em về nhà ấm cúng ngủ cho khoẻ mai về cũng được.
Nguyễn Sinh ngồi lên, đưa tay du.i mắt ngơ ngác dò hỏi :
– Về nhà cô ? Nhưng… cô là ai, sao lại tốt với tôi quá vậy ?
– Dạ em là Ngọc Lan. Nhà em cũng gần đây thôi.
– Thảo nào tôi nghe hương thơm dìu dịu, ngọt ngào tỏa ngát mũi. Tên đã đẹp mà người cũng đẹp, làm tôi cứ ngỡ như mơ ấy.
Ngọc Lan cười thẹn thùng, khẽ lèn liếc ánh mắt thật tình tứ với Nguyễn Sinh :
– Em hơi tò mò anh đùng trách nghen… Quê anh ở đâu vậy, nhà anh cò gần đây không ? Sao đêm hôm vào tận chổ mộ hoang mà ngủ ngon lành vậy ?
Nguyễn Sinh bẽn lẽn ấp úng :
– Thật ra quê của tôi ở tận Ô Môn, Phong Dinh. cha mất sớm, mẹ nghèo khó chẳng đủ nuôi thân, nên tôi phải lên tận Sài Gòn này để tìm việc mưu sinh. Đêm nay tôi theo bạn bè đi nhậu, quá mệt nên liền vào mộ hoang ngủ qua đêm… Nhưng… Còn Ngọc Lan, cô đi đâu đến chổ này, bộ cô không sợ sao ?
Ngọc Lan chớp mắt, ngơ ngác nhìn Nguyễn Sinh tỏ vẻ thắc mắc :
– Anh hỏi Lan sợ không, nhưng mà sợ gì ?
– Thì… Lan chẳng biết đây là khu ghê gớm sao ?
– Ghê gớm hả… A, phải anh định hỏi Ngọc Lan rằng đây là khu nghĩa địa, ma nhiều lắm chứ gì ?
Nguyễn Sinh ái ngại không tiện nói rõ khu nghĩa địa này còn là xóm của chị em ta chuyên nghề buôn hương bán phấn.
– Ừ, tôi định hỏi Lan là con gái một thân một mình, đêm hôm khuya vắng mà dám đi đâu thế này ?
– Nhà em ở đây lâu rồi. Ở riết cũng quen đi, có gì đâu mà sợ anh. Nếu anh không chê nhà nghèo đa.m bạc, thì Lan mời anh đến chơi.
– Thân thế tôi cũng nào có hơn gí ai mà dám cầu cao khi dễ Lan. Chỉ sợ tôi đến chơi phiền lòng bác và Lan thôi.
Ngo.c Lan tỏ vẻ mừng rỡ ra mặt, nàng liền nói :
– Không có gì phiền đâu anh, má em còn vui nữa là khác. À… mà em chưa hân hạnh được biết tên anh là gì nữa ?
Nguyễn Sinh ngượng nghịu vì mình hỏi tên cô gái nhưng lại quên tự giới thiệu về mình, chàng đáp :
– Tôi là Nguyễn Sinh, năm nay tôi hăm hai tuổi.
– Lan nhỏ hơn anh hai tuổi, vậy anh có vui lòng nhận Lan làm em gái không ?
– Anh thật sung sướng có được cô em gái như Lan. Bây giờ mình về nhà nghe Lan ?
– Dạ, em đưa đường anh đi, chứ không xóm này nhiều ngỏ ngách anh sẽ lạc ngay thôi.
Ngôi nhà của hai mẹ con Ngọc Lan nhỏ nhắn mà rất xinh xắn, trong nhà được trang trí một cách khá mỹ thuật. Nơi vách tường, bức hình của người phụ nữ và cô gái được lộng kính treo nơi phòng khách. Thoạt nhìn, Nguyễn Sinh phải thầm ngợi khen trong lòng. Cả hai mẹ con đều có nét sang trọng, một điều Sinh ít khi thấy nơi những phụ nữ khác. Ánh mắt cả hai dường như đều ẩn chứa một nét buồn sâu kín náo đó, nên càng nhìn lâu, Nguyễn Sinh càng cảm thấy len vào trong trí nghĩ một nỗi bâng khuâng, sờ sợ kỳ bí. Lúc Ngọc Lan đưa mẹ ra, Sinh mau mắn đứng lên chào :
– Dạ cháu chào bác.
– Cháu đây là…
– Cháu là Sinh ở Phong Dinh lên Sài Gòn vừa kiếm việc làm vừa đi học ạ.
– Ủa, nói vậy cậu ở Phong Dinh sao ! Tôi cũng người cùng tỉnh với cậu nè. Hai mẹ con tôi phiêu bạc lên đây lâu rồi.
– Dạ cháu có nghe Lan nói lúc nảy. Bác có thể cho cháu biết ba’c ở nơi nào dưới quê mình không ạ ?
– Tôi ở Ô Mô, Phụng Hiệp. Ba con Lan chạy lên thành làm ăn bị lưu lạc, hai mẹ con tôi định cư nơi đây cũng lâu rồi.
Nghe má Lan nói quê ở Ô Môn, Sinh thoáng giật mình bỡ ngỡ vì tình cờ gặp được người cùng quê. Chàng nhìn kỷ mẹ của Lan thấy bà có nét quen thuộc, nhất là ở đôi mắt, cố nghĩ vẫn chưa nhớ ra la ai. Nguyễn Sinh tò mò hỏi :
– Ở Ô Môn bác còn ai bà con không vậy ?
– Cũng còn mà điều lên Sài Gòn lâu rồi nên tôi không nhớ rõ ai còn ai mất nữa. Ờ, còn cậu đêm nay đi đâu lạc đến đây vậy ?
– Cha’u đi chơi với mấy anh bạn hổng ngờ bị lạc…
Sinh ngập ngừng một lúc, nụ cười thẹn thùng điểm trên môi, một lúc sau chàng nói tiếp :
– Dạ, cũng do cháu nhậu chút đỉnh rượu nên buồn ngủ quà, lủi đại vô mộ ngoài xóm để chợp mắt, định tỉnh dậy sẽ về, không ngờ gặp Lan đưa về đây.
Mẹ Lan cười chế diễu :
– Các cậu thanh niên bây giờ điều như vậy hết mà. Hể kiếm ra tiền là rủ rê nhậu nhẹt, be bét.
Nguyễn Sinh ngượng đỏ chín cả người, chàng nói ngắc ngứ :
– Dạ con uống chút chút thôi thưa bác.
– Ừ, bây giờ ít ly mai mốt y lít. Bác lớn tuổi khuyên cháu, cháu đừng buồn, đừng tự ái nghen. Nhậu không tốt đâu. Ông nhà tôi cũng vì nhậu mà mất vợ mất con đó. Cậu nên nghe lời tôi đi.
– Dạ…
Nguyễn Sinh nhìn quanh quất, không thấy ảnh ba của Lan, ma` cũng không thấy dấu hiệu gì chứng tỏ có bóng đàn ông ở trong nhà nên nghĩ rằng có lẽ ba của nàng đã qua đời vi nhậu. Định hỏi mà ái nga.i nên chàng lãng qua chuyện khác :
– Thưa bác, Lan chắc còn đi học ?
Ngọc Lan vừa từ nhà sau mang nước lên đặt nơi bàn, nghe Sinh hỏi, cô vội hớt trả lời :
– Dạ, em nghỉ học lâu rồi. Đố anh Sinh biết em làm gì ?
Sinh cười, chưa biết trả lời thế nào, mẹ Lan lừ mắt, rầy con gái :
– Cái con nhỏ này, anh Sinh mới quen, đố vậy ai trả lời cho được.
Bà quay sang Nguyễn Sinh nói tiếp :
– Đêm sương gió mà nhậu nhẹt dễ cảm lắm đó. Uống chút cà phê sữ nóng cho nó ấm đi cháu.
– Dạ cám ơn bác.
Chàng nâng cốc cà phê lên uống. Hương vị cà phê giúp chàng tỉnh táo dễ chịu, buột miệng khen :
– Lan pha cà phê ngon quá.
Nàng cười e lệ :